Chào bạn,
Trong thị trường forex
Bạn đã từng nghe câu: “Trendline là bạn” chưa?
Khi mới bắt đầu giao dịch Forex, định xu hướng thị trường là rất quan trọng. Việc xác định được xu hướng hiện tại sẽ giúp chúng ta đưa ra các phương pháp giao dịch hiệu quả cho từng thời điểm của thị trường.
Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ với bạn cách xác định xu hướng thị trường đơn giản dễ hiểu nhất
1. Xu Hướng Là Gì? Các dạng xu hướng
Xu hướng là hướng đi của thị trường trong 1 khoản thời gian nhất định.
Có 3 dạng xu hướng trong thị trường Forex là Tăng, Giảm và Đi ngang (sideway).
Ví dụ
Xu hướng thị trường Tăng
Xu hướng thị trường Giảm
Thị trường đi ngang (SideWay)
Cách xác định xu hướng đơn giản nhất
Có rất nhiều cách xác định xu hướng, nhưng phương pháp sử dụng đường trendline là một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để hiểu rõ về hướng di chuyển của giá trong thị trường Forex. Dưới đây là chi tiết cách vẽ và sử dụng đường trendline:
Đỉnh đáy là gì? Cách xác định
Đỉnh là gì?
Trong 1 xu hướng giảm, đỉnh được tạo ra khi đỉnh đó được tạo ra bởi 1 đáy thấp hơn
Đáy là gì?
Trong 1 xu hướng tăng, đáy được tạo ra khi đáy đó được tạo ra bởi 1 đỉnh cao hơn
Ví dụ
Vẽ Trendline
Để vẽ trendline cách đơn giản nhất, các bạn tìm ít nhất hai đỉnh chính nối lại với nhau, hoặc ít nhất hai đáy chính nối lại với nhau sẽ tạo ra 1 đường thẳng
Trong 1 xu hướng tăng, đường Trendline sẽ là đường nối các đáy, cần ít nhất 2 đáy để vẽ 1 đường trendline NHƯNG cần có ít nhất 3 điểm (ở đây là 3 đáy) để xác định 1 xu thế.
Ví dụ
Trong 1 xu hướng giảm, đường trendline sẽ là đường nối các đỉnh lại với nhau, cần ít nhất 2 đỉnh để vẽ 1 đường trendline NHƯNG cần có ít nhất 3 điểm (ở đây là 3 đỉnh) để xác định 1 xu thế.
Ví dụ
Đảo chiều xu hướng
Xác định điểm vi phạm sóng:
Trong 1 xu hướng tăng, điểm vi phạm sóng chính là đáy hợp lệ cuối cùng.
Ví dụ
Trong 1 xu hướng giảm, điểm vi phạm sóng chính là đỉnh hợp lệ cuối cùng.
Đảo chiều xu hướng.
Xu hướng tăng đảo chiều thành xu hướng giảm khi giá phá vỡ điểm vi phạm, tạo ra đáy thấp hơn và đỉnh thấp hơn. Lúc đó xu hướng tăng đã đảo chiều thành xu hướng giảm
Xu hướng giảm đảo chiều thành xu hướng tăng khi giá phá vỡ điểm vi phạm, tạo ra đỉnh cao hơn và đáy cao hơn. Lúc đó xu hướng giảm đã đảo chiều thành xu hướng tăng
Ví dụ
Thị trường SW: Khi giá chỉ giao động trong biên độ điểm vi phạm và đỉnh đáy trước đó của xu hướng (không tạo ra đỉnh cao hơn hoặc đáy thấp hơn).
Các lưu ý
Bạn sử dụng khung thời gian nào để vẽ trendline thì xu hướng chỉ xác định cho khung đó. Các khung thời gian khác sẽ có thể có xu hướng tăng hoặc giảm khác nhau.
Khi vẽ trendline, vẽ qua nhiều điểm chạm nhất và phải có ít nhất 1 điểm chạm đi qua giá đóng cửa của nến.