Chào bạn
Bạn có biết việc đầu tiên khi nhìn xem xét nhận định thị trường là gì không?
Đó chính là tìm ra các vùng Hỗ Trợ và Kháng Cự, dù bạn là người mới bước chân vào thị trường Forex, hay những nhà giao dịch chuyên nghiệp.
Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về Hỗ Trợ và Kháng Cự trong thị trường Forex nhé!
1. Hỗ Trợ và Kháng Cự Là Gì?
Đầu tiên chúng tôi muốn chia sẻ với bạn rằng, khi xác định hỗ trợ và kháng cự chúng ta nên xác định là 1 vùng giá thay vì mức giá cố định thì sẽ chính xác hơn.
Hỗ trợ là gì? Đây là vùng giá mà khi giá giảm đến đó, giá có xu hướng không giảm tiếp nữa mà sẽ bật lên.
Khi giá giảm xuống gần vùng hỗ trợ, nhiều trader có thể cho rằng đây là cơ hội mua vào, làm cho giá có khả năng tăng lên từ vùng này. Hỗ trợ giống như một cái sàn, nó đỡ giá không rơi xuống.
Kháng cự là gì? Đây là vùng giá mà khi giá tăng đến đó, giá có xu hướng không tăng tiếp nữa mà sẽ giảm xuống.
Khi giá tăng lên gần vùng kháng cự, nhiều trader có thể cho rằng đây là cơ hội bán ra, làm cho giá có khả năng giảm xuống từ vùng này. Giống như một cái trần, nó cản giá không lên cao hơn.
Dù là hỗ trợ hay kháng cự, ở đó đường giá có xu hướng bị cản lại (nhiều trader chốt lời, hoặc mở lệnh ngược lại) nên để đơn giản cho người mới bắt đầu tìm hiểu forex một cách dễ dành chúng tôi sẽ gọi chung là Vùng Cản nhé
2. Tại Sao Hỗ Trợ và Kháng Cự Quan Trọng?
Dự đoán xu hướng giá: Các vùng cản giúp xác định xu hướng của thị trường. Trong một xu hướng tăng, các vũng hỗ trợ thường bám sát và giúp giá từ đó đi lên. Ngược lại, trong xu hướng giảm, các vùng kháng cự thường ngăn chặn giá từ việc đi xuống.
Xác định điểm Entry đẹp: Vùng cản cung cấp cho trader để xác định khi nào nên Buy và khi nào nên Sell. Việc sử dụng các mức này giúp tăng tính chính xác của các chiến lược giao dịch bằng cách cung cấp các vùng đáng tin cậy để hành động.
Đưa ra quyết định có căn cứ: Thay vì dựa vào cảm tính, các trader có thể dựa vào các vùng hỗ trợ và kháng cự để đưa ra quyết định giao dịch có căn cứ hơn. Điều này giúp giảm thiểu những quyết định sai lầm và tăng khả năng thành công của chiến lược giao dịch.
Quản lý rủi ro đặt mục tiêu lợi nhuận: Khi tham gia thị trường, trader luôn muốn thua ít, lợi nhuận cao và rủi ro thấp nhất. Vùng cản giúp trader xem xét đặt các mức dừng lỗ (stop-loss) và mục tiêu lợi nhuận (take-profit) hợp lý. Nếu giá vượt qua mức hỗ trợ, điều này có thể cho thấy xu hướng giảm tiếp tục hoặc đảo chiều, và trader có thể quyết định đặt dừng lỗ dưới mức này. Ngược lại, nếu giá đạt đến mức kháng cự mà không thể vượt qua, đó có thể là điểm để đặt mục tiêu lợi nhuận.
Ví dụ: Thị trường EURUSD
Trước đó là 1 xu hướng đang tăng, giá đang hồi về vùng hỗ trợ mạnh. Chúng ta có thể có 1 điểm entry đẹp ở đây: Stoploss ngắn, Takeprofit dài và được hậu thuẫn bởi góc nhìn mua lên của thị trường
3. Cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự chính xác?
Trong thị trường forex, có nhiều loại Cản (kháng cự và hỗ trợ) khác nhau mà các trader thường sử dụng để phân tích và dự đoán xu hướng giá.
Dưới đây là một số loại Vùng Cản phổ biến:
Cản ngang: là một vùng giá trên biểu đồ mà giá đã từng phản ứng mạnh trong quá khứ. Tại các vùng này, giá có xu hướng dừng lại và đảo chiều, tạo ra các mức hỗ trợ và kháng cự.
Vùng cản ngang có giá phản ứng rõ ràng, mạnh mẽ và xảy ra gần đây thì được gọi là cản mạnh
Đường Trendline: Vẽ các đường thẳng nối các vùng đáy (hỗ trợ) hoặc các vùng đỉnh (kháng cự) trên biểu đồ giá.
Đường trendline càng chạm nhiều điểm giá thì càng có ý nghĩa.
Khi vẽ đường trendline, phải có 1 vị trí đi qua giá đóng cửa
Vùng tròn số: Là các vùng giá có dạng số nguyên hoặc số chẵn, chẳng hạn như 1.1000, 1.2000, hoặc 0.9500. Những vùng giá này thường được các nhà trader và các tổ chức lớn chú ý. Tròn số là Vùng Giá Tâm Lý nguyên thủy của con người
Ví Dụ: Bạn xin vợ bạn 50K hoặc 100K đi uống cà phê, chứ chả bao giờ bạn xin số lẻ 45k cả.
Vùng Fibo: Dùng các tỷ lệ Fibonacci để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự.
Các mức thoái lui (0.382, 0.500, 0.618) giúp xác định các mức hỗ trợ và kháng cự tiềm năng trong quá trình điều chỉnh giá.
Các mức mở rộng (1.272, 1.618) giúp xác định các mức hỗ trợ và kháng cự tiềm năng khi giá tiếp tục di chuyển theo xu hướng chính
Các đường trung bình động MA: Các đường SMA và EMA có thể hoạt động như các vùng hỗ trợ và kháng cự động.
Hình
4. Một Số Lưu Ý
Không phải lúc nào cũng chính xác: Giá có thể xuyên qua các mức hỗ trợ và kháng cự rồi quay đầu lại.
Kết hợp với công cụ khác: Kết hợp hỗ trợ và kháng cự với các công cụ và chỉ báo kỹ thuật khác để tăng độ tin cậy.
Cập nhật thường xuyên: Thị trường luôn thay đổi, nên các mức hỗ trợ và kháng cự cũng thay đổi theo thời gian.
Ví dụ: Giá phá qua dễ dàng vùng hỗ trợ
5. Tổng Kết
Hỗ trợ và kháng cự là hai công cụ đơn giản nhưng mạnh mẽ giúp bạn đưa ra quyết định giao dịch tốt hơn. Hãy luôn nhớ kết hợp với các công cụ khác và theo dõi thị trường để tối ưu hóa chiến lược giao dịch của mình.
Xem thêm bài viết: So Sánh Phân Tích Kỹ Thuật và Phân Tích Tâm Lý Đám Đông Theo Cá Mập